Home » Marketing Online » Quảng cáo Google Display Network

Quảng cáo Google Display Network

29 Tháng Mười Một, 2022
Quảng cáo Google Display Network
7.0 trên 10 được 4 bình chọn

Quảng Cáo Google Display Network là gì?

Google Display Network là gì?

GDN hay Google Display Network là hệ thống quảng cáo hiển thị hình ảnh, đặt banner quảng cáo doanh nghiệp trên website đang tham gia chương trình Adsense (đối tác quảng cáo Google).

Vị trí hiển thị quảng cáo

Quảng cáo display ads cho phép nhà quảng cáo đặt banner tĩnh/ động tùy ý trên website có liên kết Google.

Hệ thống website phổ biến nhất thuộc mạng hiển thị Google cũng rất đa dạng, nhiều chủ đề khác nhau như thể thao, công nghệ, bất động sản, ô tô, xe máy…Vì vậy, khi chạy quảng cáo Google Display Network, bạn hoàn toàn có thể target chủ đề phù hợp với ngành sản phẩm, dịch vụ.

Ưu nhược điểm GDN

A. Ưu điểm

Tiếp cận khách hàng truyền tải thông điệp cực nhanh, quảng cáo hình ảnh sẽ xuất hiện trên hàng ngàn, hàng triệu trang báo, website liên quan chủ đề/ lĩnh vực kinh doanh.

Thời gian setup quảng cáo cực nhanh, chỉ sau 30 phút banner đã được kích hoạt.

Chủ động chọn đối tượng: Chủ đề, Vị Trí Đặt, Từ khóa, Nhân Khẩu Học, Sở Thích…

Đơn giản dễ làm chỉ cần hợp tác với google để đặt quảng cáo trên báo, thay đổi thông điệp quảng cáo không mất nhiều thời gian.

Chi phí quảng cáo tiết kiệm, giá thầu rẻ và chỉ tính khi người dùng click vào quảng cáo.

B. Nhược điểm

Khác Google Tìm Kiếm, Quảng cáo banner sẽ không xuất hiện liên tục ở một vị trí trên trang web/ trang báo mà sẽ xuất hiện random, tức là không thể kiểm soát chính xác vị trí hiển thị.

Tuy nhiên nhược điểm này đã được Google tính toán và khắc phục bằng cách tính tiền quảng cáo theo Click (CPC), nếu quảng cáo không xuất hiện hoặc người dùng không click vô quảng cáo thì bạn không phải trả phí.

Để khắc phục điểm yếu này bạn có thể sử dụng hình thức Quảng Cáo Remarketing Google. Hình thức quảng cáo google display được hiển thị theo nguyên tắc Random, tức là giả sử hôm nay người dùng internet thấy banner trên báo A và họ click vô thì ngày mai họ chưa chắc thấy lại banner đều này làm giảm tỷ lệ chuyển đổi.

Nhưng khi kết hợp với Remarketing Google, khách hàng khi đã vào web thì họ sẽ thấy banner liên tục trên web, họ lên web A, web B, web C.. đều sẽ thấy banner, giúp tăng khả năng chuyển đổi. Nếu bạn chi 100 đồng để làm quảng cáo GDN thì hãy chi thêm 30 đồng để làm Remarketing Google bạn sẽ thấy hiệu quả tăng lên rất nhiều.

Định dạng hiển thị của quảng cáo GDN

#1. Định dạng quảng cáo GDN

GDN có 3 kiểu định dạng chính là Text, Video và Ảnh.

1. Định dạng Text: Dành cho những người không có hình ảnh nhưng vẫn muốn tạo quảng cáo GDN. Hình thức này Uplevo khuyên các bạn không nên sử dụng, do khó đạt được hiệu quả.

2. Định dạng Video: Hình thức quảng cáo GDN này rất ít người dùng vì không phổ biến và hiệu quả không cao. Hơn nữa lại có thêm loại hình quảng cáo Video khác nổi trội hơn là Youtube Ads

3. Định dạng Ảnh: Đây là lại quảng cáo GDN phổ biến nhất. Có thể chia làm nhiều kiểu thể thoại khác nhau như ảnh tĩnh, ảnh GIF hay Banner đủ bộ, Quảng cáo đáp ứng nhanh…

#2. Không gian hiển thị của Google Display Network

Hướng dẫn cơ bản chạy quảng cáo Google Display Network

Sau khi đã tìm hiểu cơ bản về hình thức quảng cáo GDN, giờ sẽ là các mẹo cơ bản nhất để bạn có thể bắt đầu ngay với chiến dịch quảng cáo GDN của mình:

Bước 1: Tìm hiểu các thuật ngữ liên quan về GDN

Tất nhiên, trước khi chạy bất kỳ một loại hình quảng cáo nào, chúng ta đều phải biết những thuật ngữ xoay quanh nó để có thể hiểu và tối ưu mẫu quảng cáo một cách tốt nhất.

CPC tối đa: Là số tiền tối đa mà bạn bid thầu cho click đó. Nếu có đối thủ bid cao hơn, số lượt hiển thị của họ sẽ nhiều hơn bạn. Banner GDN của bạn sẽ không nhận những click có giá cao hơn CPC tối đa. Con số này sẽ giúp bạn kiểm soát ngân sách và chất lượng quảng cáo.

Hiển thị: Là số lần hiển thị Banner GDN của bạn. Số liệu này sẽ cho bạn biết quảng cáo đang hoạt động như thế nào.

Số nhấp chuột: Là số lần khách hàng click vào banner quảng cáo của bạn

CTR: Là tần suất click vào quảng cáo của bạn. CTR được tính bằng Số lần hiển thị/Số lần nhấp chuột. Ví dụ như 10 người nhìn thấy quảng cáo nhưng chỉ có 1 người click vào. Lúc đó CTR = 0,1 hay còn hiểu là 10%.

Nếu CTR của bạn quá thấp hoặc cận kề với mốc = 0, có thể bạn đã nhắm sai đối tượng, hoặc mẫu GDN Banner của bạn chưa thu hút. Ngược lại, nếu CTR của bạn > 0,9 thì chắc chắn bạn đang dính click tặc.

Chuyển đổi: Là số lượt hành động có ích tiếp theo của khách hàng sau khi click vào banner GDN (gọi hotline, điền form, chat với support…). Đo lường tốt chuyển đổi giúp bạn tối ưu Landingpage, tránh quảng cáo chạy tốt nhưng lại không convert được ra khách hàng.

Bước 2: Nhắm đối tượng mục tiêu của chiến dịch GDN

Tất nhiên, dù là tập đoàn nhiều tiền đến đâu, cũng không bao giờ chạy những chiến dịch quảng cáo vô thưởng vô phạt. Tất cả đều phải được xác định mục tiêu ngay từ ban đầu, và tối ưu mẫu quảng cáo theo đó.

Quảng cáo GDN có 4 cách xác định mục tiêu, 2 cách trực tiếp và 2 cách gián tiếp.

2 cách xác định mục tiêu trực tiếp:

#1. Remarketing mở rộng: là dạng nhắm vào những người đã vào website của bạn, hoặc những người có hành vi, nhân khẩu học tương tự (lookalike)

#2. Nhân khẩu học: là xác định theo độ tuổi, giới tính, sở thích… Nhưng chắc chắn không thể nào target chính xác được như Facebook mà chỉ mang tính tương đối, không rõ ràng

2 cách xác định mục tiêu gián tiếp:

#1. Đi theo ngữ cảnh: cách này sẽ đưa quảng cáo tiếp cận với những người đã search từ khóa liên quan đến ngành nghề. Hoặc banner của bạn sẽ hiển thị trên những bài viết trên website đối tác GDN có chưa từ khóa đó. Đây được cho là target đỉnh nhất của quảng cáo GDN, nó gần tương tự như Google Adwords nên CPC khá cao.

#2. Xác định vị trí đặt: Cách này là nhắm thẳng vào những website đối tác GDN mà bạn muốn đặt quảng cáo trên đó. Đây là một cách khá hay đối với những người thích Marketing chuyên sâu và có tư duy “ngành ngang, ngành dọc” để mở rộng tệp khách hàng.

Đó là 4 cách target mà Uplevo thấy được nhiều người sử dụng nhất. Ngoài ra bạn có thể nhắm mục tiêu quảng cáo theo nhiều cách khác nhau để A/B Test. Có mục tiêu rõ ràng cũng giúp cho việc thiết kế Banner GDN và Landingpage được rõ ràng hơn.

Bước 3: Thiết kế banner GDN

Sau khi đã tìm hiểu về GDN và xác định được khách hàng mục tiêu, chúng ta tiếp tục chuyển sang bước thứ 3: Thiết kế Banner. Như đã nói ở phần trên, cơ chế hiển thị của quảng cáo Google Display Network và Google Remarketing là giống hệt nhau, cho nên kích thước banner GDN cũng tương tự như Remarketing.

Tất cả sẽ có tộng cộng khoảng 15 size khác nhau: 300×600, 160×600, 300×250, 120×600, 250×250, 320×100, 728×90, 970×90, 970×250, 200×200, 240×400, 120×240, 320×50, 468×60.

Hãy chuẩn bị đủ, và thiết kế sao cho tất cả 15 banner GDN đều chung 1 màu sắc, chung 1 thông điệp. Tất nhiên, thông điệp của mẫu quảng cáo truyền tải qua banner phải nhắm đúng tới đối tượng khách hàng. Tuyệt đối không làm mỗi banner 1 kiểu. Như vậy khách hàng sẽ khó ghi nhớ về thương hiệu.

Bước 4: Thiết kế Landing Page

Cơ chế của quảng cáo Google Display Network là hiện thị banner trên website đối tác. Sau đó người dùng thấy thu hút sẽ click vào để tìm hiểu. Đừng vì tiết kiệm tiền mà dẫn khách đi xem lòng vòng quanh trang chủ hay danh mục rồi lại thoát ra. Hãy thiết kế một Landingpage chuẩn để tối ưu hóa chuyển đổi, tăng doanh thu sau quảng cáo GDN.

Bạn có thể tham khảo bài viết bí quyết thiết kế landing page của Uplevo, trong bài viết này sẽ hướng dẫn đầy đủ các công thức, mẹo để có thể tạo một landing page hiệu quả. Ngoài ra Uplevo cũng cung cấp thông tin về 5 phần mềm thiết kế landing page online ngay trong bài.

Bước 5: Cài đặt quảng cáo GDN

B5.1: Đăng nhập tài khoản Google Adwords

B5.2: Chọn Chiến dịch (Campaign) => Tạo chiến dịch (dấu cộng màu xanh)

B5.3: Chọn Mục tiêu (Select goal) => Mạng hiển thị (Display Network) => Điền Trang đích (Landingpage của mình)

B5.4: Cài đặt quảng cáo theo mục tiêu (chọn vị trí địa lý hiển thị, ngôn ngữ, CPC tối đa, ngân sách, thời gian hiển thị…)

B5.5: Chọn ảnh để upload => Tải lên quảng cáo hiển thị hình ảnh (Tải lên Banner thiết kế ở Bước 3)

B5.6: Ấn Tạo Chiến Dịch

Bước 6: Theo dõi, đo lường và tối ưu quảng cáo GDN

Uplevo khuyên bạn nên sử dụng Google Analytics để đo lường chuyển đổi một cách cụ thể. Hãy chú ý đến từng nhóm quảng cáo bạn tạo ra và tối ưu nó một cách hiệu quả nhất. Đừng ngại ngùng tăng tiền cho những nhóm quảng cáo tốt và giảm tiền hoặc tắt bớt những nhóm kém hiệu quả.

Ở một mặt khác, nếu bạn chưa hài lòng về kết quả của quảng cáo GDN, hãy thử thay đổi từng thứ 1. Bắt đầu từ test mẫu Landing Page, test mẫu Banner GDN rồi đến test Target.

Mẹo chạy quảng cáo Google Display Network hiệu quả

#1. Chiến lược giá thầu thông minh

Khi bid giá thầu, đừng nên cố gắng tiết kiệm bằng cách đặt giá thầu nhỏ nhất. Như vậy quảng cáo của bạn khó có khả năng hiển thị. Số lượt hiển thị ít dẫn tới việc mẫu chuyển đổi cũng ít theo. Từ đó đi đến kết quả là đo lường không chính xác.

Dù là các doanh nghiệp lớn, cũng không nên lấy tiền đè người bằng cách bid giá thầu tối đa liên tục để đè mặt các công ty khác. Bạn sẽ không bao giờ biết được kết quả thực sự để ra một mẫu hết bao nhiêu tiền.

Hãy liên tục testing để chọn ra mẫu quảng cáo và cách target chuẩn nhất. Nếu như thị trường tiềm năng, nhưng lại có vài ông lớn đánh chiếm thì nên suy nghĩ đổi vị trí website đặt banner GDN. Quan trọng nhất là tỉ lệ Số tiền/Mẫu chứ không phải CTR hay Số mẫu đổ về. Kiểm soát được Số tiền/Mẫu thì bạn có thể tăng giảm ngân sách tùy ý theo chiến dịch và KPI của công ty đề ra.

#2. Tập trung vào thông điệp trên Banner GDN

Như đã nói ở trên, Banner trong quảng cáo GDN rất quan trọng. Có thể bạn Target đúng, nhưng Banner bạn không thu hút, kém nổi bật hơn đối thủ thì tỉ lệ CTR cũng sẽ giảm. Mẫu banner Google Display Network cũng không nên nhồi nhét quá nhiều text, như vậy sẽ làm kém hấp dẫn và không hút được người đọc.

Banner GDN muốn chạy quảng cáo tốt thì CTA trong đó phải rõ ràng, nổi bật để tăng tỉ lệ click. Tránh dùng mẫu quảng cáo Text Only vì tỉ lệ thành công của định dạng quảng cáo này không cao. Hãy đầu tư thiết kế Banner GDN thật đẹp.

Hạn chế sử dụng loại Quảng Cáo Đáp Ứng vì Google sẽ tự quét website để chọn ảnh, hoặc bạn chỉ up đúng 2 cái ảnh lên thì Google sẽ tự căn chỉnh và làm xấu đi tấm Banner.

Thêm một lưu ý nữa là Banner phổ biến chạy GDN theo 5 kích cỡ sau sẽ được hiển thị nhiều và tăng khả năng chuyển đổi nhiều nhất: 728×90, 300×250, 160×600, 300×600, 320×50. Nhưng Uplevo khuyên bạn nên thiết kế đủ bộ Banner khoảng 20 cái để không bỏ lỡ khách hàng.

Ngoài ra, bạn cũng có thể tắt bớt quảng cáo hiển thị trên di động nếu như không có banner tương thích để tiết kiệm ngân sách.

#3. Trang đích phải rõ ràng, kêu gọi chuyển đổi tốt

Nếu như Banner ngắn gọn và có trách nhiệm thu hút và kêu gọi khách hàng click, thì Landingpage lại có chức năng giải thích rõ ràng về sản phẩm/dịch vụ mà công ty đang cung cấp. Đi kèm theo đó là kêu gọi khách hàng gọi hotline, điền form hoặc chat với support để tiến gần hơn với việc mua hàng.

Chính vì vậy trang đích phải được thiết kế đẹp và điều hướng được khách hàng vào chuyển đổi. Content trong Landingpage cũng nên được viết theo cấu trúc AIDA để thôi thúc khách hàng. Đặc biệt là ĐỪNG giải thích QUÁ RÕ về mặt hàng mình đang chào bán. Như vậy sẽ làm cho content quá dài và không cần thiết.

Mặt khác, bạn cũng đang tước đi cơ hội được giao tiếp với khách hàng của chính mình. Tất cả chỉ nên ở mức vừa đủ để khách hàng điền form hoặc gọi điện tìm hiểu tiếp.

#4. Tạo nhiều nhóm quảng cáo để Testing

Nếu ngân sách chạy của bạn lớn, đừng ngại ngùng gì mà không bỏ ra chục triệu để chạy test. Hãy chia đều tiền ra nhiều nhóm quảng cáo ứng với từng mẫu Landingpage, từng mẫu Banner và từng tệp Target. Sau nhiều lần Test, chắc chắn bạn sẽ chọn được ra một tệp ưng ý nhất để đồ dồn tiền vào kéo lại doanh thu.

Dù cho đã lọc ra được tệp Target để chạy quảng cáo GDN một cách tốt nhất rồi, cũng đừng lơ là quên theo dõi mỗi ngày. Vì rất có thể tự nhiên có ông lớn nào khác cùng ngành, chạy đè Target của bạn lúc nào không hay.

Là một công cụ của Việt Nam, làm ra để phục vụ cho đối tượng chính là người Việt Nam, chắc chắn Uplevo sẽ có những đặc điểm riêng về các mẫu thiết kế mà không website nước ngoài nào có được.

Quảng cáo Google Display Network
7.0 trên 10 được 4 bình chọn

Tác giả bài viết: Nguyễn Minh Hoàng – CEO Công ty TNHH Thương Mại và Dịch Vụ Chốt Đơn Hàng

Trong thế giới sôi động của quảng cáo và marketing trực tuyến, Nguyễn Minh Hoàng không chỉ là một CEO, mà còn là một tinh hoa sáng tạo, người đứng đầu của Công ty TNHH Thương Mại và Dịch Vụ Chốt Đơn Hàng – một công ty được biết đến với sứ mệnh làm thay đổi cách thức doanh nghiệp tiếp cận và tương tác với khách hàng qua các chiến lược quảng cáo online.

Với tinh thần khởi nghiệp và tầm nhìn sâu rộng, Minh Hoàng không chỉ dẫn dắt công ty của mình vượt qua những thách thức, mà còn thúc đẩy việc sáng tạo và tiên phong trong lĩnh vực quảng cáo và marketing trực tuyến. Ông được biết đến với sự đam mê không ngừng, sự cam kết vững vàng và sự tận tâm đặc biệt đối với việc mang lại giá trị thực sự cho khách hàng.

Dưới sự lãnh đạo của Minh Hoàng, Công ty TNHH Thương Mại và Dịch Vụ Chốt Đơn Hàng đã trở thành một trong những cái tên nổi bật trong ngành công nghiệp quảng cáo và marketing online. Sứ mệnh của ông không chỉ dừng lại ở việc tạo ra những chiến dịch quảng cáo hiệu quả, mà còn là việc tạo ra những trải nghiệm độc đáo và không thể quên cho khách hàng.

Với tài năng lãnh đạo, sự tận tâm và sự sáng tạo không ngừng, Nguyễn Minh Hoàng đã và đang là nguồn cảm hứng lớn cho cả đồng nghiệp và người làm marketing trực tuyến trên khắp mọi nơi.

Kinh nghiệm cụ thể:

Phản hồi từ khách hàng:

  • Giỏi lắm em, hôm nay khách đặt hàng trên mạng chị tăng rồi! (jamazinglashes.ie)
  • Cám ơn ông nhiều nha, web lên top rồi! (inanhgiasi.com)
  • Quảng cáo tháng này ra khách rồi em ơi, mừng quá! (vachngantrungthien.com)
Xem thêm...
icon-mess
icon-zalo
icon-tele